Thuần dưỡng gà rừng trống khi mới bẫy từ rừng về

Trên các diễn đàn các bạn có thắc mắc làm sao thuần dưỡng được gà rừng khi mới bẫy về. Mình đã thuần dưỡng được hàng chục con gà rừng khi mới bẫy. Mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết cách thuần dưỡng cũng như chăm sóc tốt để nuôi sinh sản nhân giống làm cảnh. 

Hiện nay, bộ bẫy giò gà rừng tốt nhất so với các bộ bẫy khác, nó không làm bị thương nên không làm gà rừng sợ, thời gian thuần dưỡng gà rừng khi bẫy bằng bộ bẫy giò cũng nhanh hơn các loại bẫy tự chế khác. Thuần dưỡng gà rừng là việc khó nhất, do môi trường gà rừng sống không tiếp xúc với con người nên rât nhút nhát. Thức ăn gà rừng cũng khác với gà nhà, các bạn cho thóc, lúa….không bao giờ gà rừng ăn. 

Nhiều anh em bẫy được gà vui quá mang gà về liền, đó là vô tình giết gà rừng ngay. Vì bản chất gà rừng rất dũng cảm, thà chịu đói rồi chết chứ không bao giờ ăn. Khi bẫy được gà rừng, ngay lập tức anh em nhốt gà ngay ở điều kiện tự nhiên giống như gà rừng sinh sống. Nhớ là ngày đầu tiên phải trùm kín và bỏ ít nước cho gà uống, thức ăn của gà lúc đầu là con sâu, con giun dế….Thời gian này các bạn phải kiên nhẫn thì mới thành công được.


thuần dưỡng gà rừng khi mới bẫy về đơn giản, nên dùng gà mái rừng hoặc gà mái tre nuôi cùng với gà rừng. Thức ăn gà rừng là các con côn trùng
Hình 1: Thuần dưỡng gà rừng 
Khoảng 3 ngày dần dần chúng ta mở khăn trùm lồng nhốt gà rừng, anh em cần phải làm vài con gà mái tre hay gà nhà cũng được, sống xung quanh con gà rừng. Đầu tiên thả thóc, lúa, bắp...cho gà nhà ăn. Mục đích việc này giúp gà rừng quen dần thức ăn, vì khi gà nhà ăn thì gà rừng sẽ học ăn theo. Lưu ý thời gian này không nên tiếp xúc với gà rừng. 

Sau đó đưa gà rừng về nhà, không được nhốt chung với gà nhà mà cần phải nuôi riêng, môi trường tốt nên ngoài vườn ít người qua lại ( có nhiều cây cối ). Lại tiếp tục thả gà mái ra làm bạn với chú gà rừng mới. Chúng ta tập cho gà rừng ăn, không được cho gà rừng ăn cám mà cần pha ít thóc với một vài con côn trùng như: dế, cào cào, giun…trộn đều. Khoảng vài tuần gà rừng bắt đầu ăn thóc anh em thành công lớn. 

Sau tháng thứ hai gà đã quen thì tiếp tục nhốt em nó chung với gà tre, gà ác…để lai giống. Anh em đừng có tò mò mà tới gần, em gà rừng chúng ta ngượng không đạp mái đâu, cứ để em nó tự nhiên. Nhốt càng nhiều gà mái càng tốt. Lúc đó nên làm khu vườn nhỏ có cây cối, cỏ để em nó sống như nơi hoang dã. Hàng ngày chúng ta sẽ cho gà rừng ăn thêm cám trộn với giun, dế, châu chấu, cào cào…Khi gà mái nhà ăn gì là gà rừng tập ăn thức ăn đó nên anh em cứ yên tâm không phải lo lắng. Khi nhốt tuyệt đối không cho gà trống tới gần gà rừng, đánh nhau như chơi. 

Khi anh em đi rừng lượm được trứng gà rừng, mang ngay về cho gà nhà ấp đảm bảo có ngay em gà rừng, chỉ cần anh em nên chăm sóc cho gà rừng con cẩn thận. Khi gà rừng con ấp ra sẽ đi theo con gà mẹ ta. Gà rừng mới để ra có đặc điểm nhỏ hơn các con gà ta, màu lông trên đen rất dễ biết. Gà rừng con có tập tính tự lập cao đi riêng lẻ kiếm ăn chứ không đi chung đàn với gà nhà. Thời gian tách đàn gà rừng sớm hơn gà nhà rất nhiều. 

Khó nhất khi bắt được con gà rừng con về nuôi, tỉ lệ chết rất cao. Tại vì khi ngoài tự nhiên gà rừng con đi theo mẹ kiếm ăn nên các bạn bắt về gà rừng chưa tự kiếm ăn được. Bắt gà rừng con về các bạn cũng nhốt, phủ vải đen cho gà đỡ sợ. Các bạn cần xé nhỏ con côn trùng để gà con ăn. Thuần gà rừng con rất khó nên tùy vào từng con, hên xui thì nhiều. 

Chúc các anh em thuần gà rừng thành công, phương pháp của mình là dùng gà mái thuần gà trống rừng. Các bạn có ý hay vui lòng để lại bình luận cùng chia sẻ cách thuần dưỡng gà rừng mới bẫy về.
Thuần dưỡng gà rừng trống khi mới bẫy từ rừng về Thuần dưỡng gà rừng trống khi mới bẫy từ rừng về Reviewed by thegioigarung.com on 07:00 Rating: 5

3 nhận xét:

  1. cách thuần dưỡng gà rừng hay. Cảm ơn Admin đã chia sẻ

    Trả lờiXóa
  2. sao mình nuôi mào gà càng ngày càng teo mất,mình cũng bẫy về nuôi ăn uống bình thuòng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nên cho nó ăn rau hay các trái cây. Giống như thức ăn gà rừng ngoài tự nhiên và đừng nhốt vào lồng chật hẹp sẽ bị thâm mào.

      Xóa

Được tạo bởi Blogger.